Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Giải Toán lớp 2 Bài 72: Ôn tập hình học SGK Kết nối tri thức tập 2

Giải Toán lớp 2 Bài 72: Ôn tập hình học SGK Kết nối tri thức tập 2

Bài học sau đây gồm chi tiết các kiến thức về hình học, đồng thời sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Giải Toán lớp 2 Bài 72: Ôn tập hình học SGK Kết nối tri thức tập 2

Giải Toán lớp 2 Bài 72: Ôn tập hình học SGK Kết nối tri thức tập 2

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Điểm, đoạn thẳng

- Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.

- Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.

- Cách đo độ dài đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

1.2. Đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng

Xác định ba điểm thẳng hàng

- Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.

- Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:

+ Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)

+ Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.

Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không

- Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.

- Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.

1.3. Đường gấp khúc, hình tứ giác

- Nối các điểm không thẳng hàng bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo được đường gấp khúc.

- Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái

- Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

- Hiểu và nhận biết được hình tứ giác

- Cách đếm số lượng hình tứ giác hoặc hình chữ nhật có trong hình.

+ Đếm các hình đơn.

+ Đếm các hình được ghép từ các hình đơn

+ Tính tổng các hình vừa tìm được và trả lời.

1.4. Khối trụ, khối cầu

- Đọc đúng tên với hình tương ứng.

+ Khối trụ

Khối trụ

+ Khối cầu

Khối cầu

- Xác định hình cho trước là hình gì?

- Đếm hình

+ Đếm các hình đơn có trong hình.

+ Xếp các hình và đếm tiếp các hình vừa Xếp.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Có bao nhiêu đoạn thẳng trong hình sau? 

Hướng dẫn giải

Quan sát hình vẽ, đếm số đoạn thẳng hoặc số đường cong có trong mỗi hình rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là AB, AC, AD, BD, DC và BC.

Vậy có đoạn thẳng.

Câu 2: Quan sát tranh rồi chỉ ra hình có dạng khối trụ, hình có dạng khối cầu.

Ôn tập hình học SGK KNTT tập 2

Hướng dẫn giải

- Các hình có dạng khối trụ:  thân tàu, khúc đầu cánh tay máy.

- Các hình có dạng khối cầu: Mặt trời (phần màu đỏ), Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, thiên thạch và mũ của phi hành gia.

3. Bài tập SGK

3.1. Giải bài 1 trang 127 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

a) Có bao nhiêu đoạn thẳng trong hình sau? 

H1. Giải bài 1 trang 127 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

b) Có bao nhiêu đường cong trong hình sau?

H2. Giải bài 1 trang 127 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

Quan sát hình vẽ, đếm số đoạn thẳng hoặc số đường cong có trong mỗi hình rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết

a) Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là AB, AC, AD, BD, DC và BC.

Vậy có đoạn thẳng.

b) Trong hình vẽ có 3 đường cong.

3.2. Giải bài 2 trang 127 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Có bao nhiêu hình tứ giác trong hình sau?

Giải bài 2 trang 127 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

Có thể đánh số vào các hình (như hình vẽ ở lời giải) rồi đếm các hình tứ giác có trong hình.

Lời giải chi tiết

Ta đánh số vào các hình như sau: 

Các hình tứ giác có trong hình vẽ là: hình (2), hình (1 và 2), hình (2 và 3).

Vậy trong hình đã cho có tứ giác.

3.3. Giải bài 3 trang 127 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hình nào là khối trụ? Hình nào là khối cầu?

Giải bài 3 trang 127 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

Nhớ lại hình dạng của các hình khối đã học, sau đó quan sát các hình đã cho rồi xác định hình nào là khối trụ, hình nào là khối cầu.

Lời giải chi tiết

Trong các hình đã cho, hình B là khối trụ, hình E là khối cầu.

3.4. Giải bài 4 trang 128 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Vẽ hình (theo mẫu).

Giải bài 4 trang 128 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

Học sinh quan sát hình vẽ mẫu rồi tự vẽ hình vào vở ô li theo đúng mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết

Học sinh quan sát hình vẽ mẫu rồi tự vẽ hình vào vở ô li theo đúng mẫu đã cho.

3.5. Giải bài 5 trang 128 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

a) Nêu tên ba điểm thẳng hàng trong mỗi hình sau:

H1. Giải bài 5 trang 128 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

b) Rô-bốt đã trồng 5 cây thành 2 hàng, sao cho mỗi hàng có 3 cây như sau:

H2. Giải bài 5 trang 128 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Em hãy tìm cách trồng 7 cây thành 3 hàng, sao cho mỗi hàng có 3 cây.

Hướng dẫn giải

a) Quan sát hình, nhận biết rồi viết tên ba điểm thẳng hàng trong mỗi hình.

b) Dựa vào câu a (gợi ý) để tìm cách trồng 7 cây thành 3 hàng.

Lời giải chi tiết

a) • Hình bên trái có:

- Ba điểm A, E, B thẳng hàng.

- Ba điểm A, G, C thẳng hàng.

- Ba điểm B, H, C thẳng hàng.

• Hình bên phải có:

- Ba điểm M, O, P thẳng hàng.

- Ba điểm N, O, Q thẳng hàng.

b) Ta có thể trồng 7 cây thành 3 hàng, sao cho mỗi hàng có 3 cây như sau: 

3.6. Giải bài 1 trang 129 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét, em hãy đo độ dài đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC. Sau đó cho biết độ dài đoạn thẳng AC là bao nhiêu xăng-ti-mét.

Giải bài 1 trang 129 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng AB và BC. Sau đó tính độ dài đoạn thẳng AC bằng cách lấy độ dài đoạn thẳng AB cộng với độ dài đoạn thẳng BC.

Lời giải chi tiết

Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét ta đo được đoạn thẳng AB dài 8 cm, đoạn thẳng BC dài 5 cm.

Độ dài đoạn thẳng AC là:

8 cm + 5 cm = 13 cm.

3.7. Giải bài 2 trang 129 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Tính độ dài các đường gấp khúc ABC, BCD và ABCD.

Hướng dẫn giải

Để tìm độ dài đường gấp khúc ta tính độ độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

Lời giải chi tiết

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

18 + 9 = 27 (cm)

Độ dài đường gấp khúc BCD là:

9 + 14 = 23 (cm)

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

18 + 9 + 14 = 41 (cm)

Vậy: Độ dài đường gấp khúc ABC là 27 cm.

Độ dài đường gấp khúc BCD là 23 cm.

Độ dài đường gấp khúc ABCD là 41 cm.

3.8. Giải bài 3 trang 129 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Con ốc sên có thể bò tới bông hoa theo đường gấp khúc MAN hoặc MBN. Hỏi ốc sên bò theo đường nào ngắn hơn và ngắn hơn bao nhiêu xăng-ti-mét?

Giải bài 3 trang 129 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

- Tính độ dài đường gấp khúc MAN ta lấy độ dài đoạn thẳng đoạn thẳng MA cộng với độ dài đoạn thẳng AN.

- Tính độ dài đường gấp khúc MBN ta lấy độ dài đoạn thẳng đoạn thẳng MB cộng với độ dài đoạn thẳng BN.

- So sánh độ dài hai đường gấp khúc rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết

Độ dài đường gấp khúc MAN là:

12 + 27 = 39 (cm)

Độ dài đường gấp khúc MBN là:

9 + 27 = 36 (cm)

Ta có: 39 cm  > 36 cm. 

Do đó, ốc sên bò theo đường gấp khúc MBN ngắn hơn và ngắn hơn số xăng-ti-mét là:

39 – 36 = 3 (cm)

Vậy: Con ốc sên bò theo đường gấp khúc MBN ngắn hơn và ngắn hơn 3 cm.

3.9. Giải bài 4 trang 130 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Kiến vàng đi đến đĩa kéo theo đường MNPQO, kiến đỏ đi đến đĩa kẹo theo đường ABCDEGHO (như hình vẽ). Hỏi đường đi của con kiến nào ngắn hơn?

Giải bài 4 trang 130 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

Quan sát đường đi của kiến vàng và kiến đỏ trên hình vẽ, nhẩm tính mỗi đường đi gồm bao nhiêu cạnh của ô vuông, đếm số cạnh đó, từ đó so sánh, biết được đường đi nào ngắn hơn.

Lời giải chi tiết

Đường đi của kiến vàng gồm số cạnh của ô vuông là:

1 + 5 + 7 + 3 = 16 (cạnh)

Mà mỗi cạnh của ô vuông dài 1cm, do đó đường đi của kiến vàng dài 16 cm.

Đường đi của kiến đỏ gồm số cạnh của ô vuông là:

2 + 4 + 2 + 1 + 1 + 2 + 3 = 15 (cạnh)

Mà mỗi cạnh của ô vuông dài 1cm, do đó đường đi của kiến đỏ dài 15 cm.

Lại có: 16 cm > 15 cm.

Vậy: Đường đi của kiến đỏ ngắn hơn.

3.10. Giải bài 5 trang 130 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Cây cầu là đường gấp khúc ABCD dài 160 m. Đoạn cầu là đường gấp khúc BCD dài 110 m. Hỏi đoạn cầu AB dài bao nhiêu mét?

Giải bài 5 trang 130 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Hướng dẫn giải

Để tính độ dài đoạn cầu AB ta lấy độ dài cả cây cầu (là đường gấp khúc ABCD) trừ đi độ dài đoạn cầu là đường gấp khúc BCD.

Lời giải chi tiết

Đoạn cầu AB dài số mét là:

160 – 110 = 50 (m)

Đáp số: 50 m.

Ngày:09:05 12/10/2022 Chia sẻ bởi:HOC247 Kids

Luyện tập

Phụ huynh hãy tải cho con ứng dụng HOC247 Kids để con có thể luyện tập nhiều dạng toán hay và lại còn được nhận thêm kim cương để đổi quà nữa nhé!

Tin liên quan

Bài 75 Ôn tập chung được HỌC247 biên soạn đầy đủ lý thuyết cần nhớ giúp các em học sinh tham khảo đạt nhiều thành tích cao khi học Toán lớp 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các phụ huynh và giáo viên trong quá trình dạy học.

Bài Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng bao gồm chi tiết các lý thuyết cần nhớ, các ví dụ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Việc học các kỹ năng giải Toán khi bắt đầu bước vào lớp 2 là rất quan trọng. Vậy giải Toán như thế nào để phù hợp với tất cả các học sinh, các em có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả. Sau đây là một ví dụ minh họa về bài Ôn tập đo lường, mời các em cùng tham khảo.

Bài học sau đây gồm chi tiết các kiến thức về hình học, đồng thời sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Bài giảng Ôn tập phép nhân, phép chia bên dưới đây được HỌC247 biên soạn chi tiết lý thuyết cần nhớ, sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Bài học Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 của chương trình Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức được HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em học sinh học tập tốt môn Toán lớp 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các phụ huynh và giáo viên trong quá trình dạy học. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.