Giải Toán lớp 2 Bài 34: Ôn tập hình phẳng SGK Kết nối tri thức tập 1
Giải Toán lớp 2 Bài 34: Ôn tập hình phẳng SGK Kết nối tri thức tập 1
Bài học sau đây gồm chi tiết các lý thuyết cần nhớ về hình phẳng, đồng thời sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Mục lục nội dung
Giải Toán lớp 2 Bài 34: Ôn tập hình phẳng SGK Kết nối tri thức tập 1
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điểm, đoạn thẳng
- Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.
- Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.
- Cách đó độ dài đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.
1.2. Đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng
Xác định ba điểm thẳng hàng
- Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.
- Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:
+ Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)
+ Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.
Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không
- Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.
- Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.
1.3. Đường gấp khúc, hình tứ giác
- Nối các điểm không thẳng hàng bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo được đường gấp khúc.
- Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái
- Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Hiểu và nhận biết được hình tứ giác
- Cách đếm số lượng hình tứ giác hoặc hình chữ nhật có trong hình.
+ Đếm các hình đơn.
+ Đếm các hình được ghép từ các hình đơn
+ Tính tổng các hình vừa tìm được và trả lời.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tìm ba điểm thẳng hàng có trong hình dưới đây.
Hướng dẫn giải
Ba điểm thẳng hàng:
M, R, N
N, S, P
Q, O, N
M, O, P
Câu 2: Tính độ dài đoạn thẳng BC.
Hướng dẫn giải
Độ dài đoạn thẳng BC là:
13 – 6 = 7 (cm)
Đáp số: 7 cm
3. Bài tập SGK
3.1. Giải bài 1 trang 129 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Tìm số thích hợp.
Hướng dẫn giải
Quan sát kĩ hình vẽ rồi đếm số đoạn thẳng có trong mỗi hình.
Lời giải chi tiết
3.2. Giải bài 2 trang 129 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Cho các đoạn thẳng sau:
a) Đo độ dài mỗi đoạn thẳng.
b) Hai đoạn thẳng nào dài bằng nhau?
c) Đoạn thẳng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất?
Hướng dẫn giải
a) Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng đã cho.
b, c) So sánh độ dài các đoạn thẳng để tìm hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau, tìm đoạn thẳng dài nhất hoặc ngắn nhất.
Lời giải chi tiết
a) Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:
b) Ta có: 7 cm = 7 cm.
Vậy hai đoạn thẳng CD và PQ dài bằng nhau.
c) Ta có: 5 cm < 7 cm < 9 cm.
Vậy đoạn thẳng AB ngắn nhất, đoạn thẳng MN dài nhất.
3.3. Giải bài 3 trang 129 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Những hình nào dưới đây là hình tứ giác?
Hướng dẫn giải
Quan sát kĩ hình vẽ để nhận dạng các hình tứ giác có trong hình vẽ đã cho.
Lời giải chi tiết
Trong các hình đã cho, hình A và hình D là hình tứ giác.
3.4. Giải bài 4 trang 130 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Tìm ba điểm thẳng hàng có trong hình dưới đây.
Hướng dẫn giải
- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng (hoặc một đoạn thẳng)
- Quan sát hình vẽ rồi kể tên ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ.
Lời giải chi tiết
Quan sát hình vẽ ta có:
- Ba điểm M, R, N thẳng hàng.
- Ba điểm N, S, P thẳng hàng.
- Ba điểm Q, O, N thẳng hàng.
- Ba điểm M, O, P thẳng hàng.
3.5. Giải bài 5 trang 130 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Vẽ (theo mẫu).
Hướng dẫn giải
Học sinh quan sát các hình mẫu rồi vẽ theo mẫu đã cho.
Lời giải chi tiết
Học sinh tự vẽ hình theo mẫu đã cho.
3.6. Giải bài 1 trang 130 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.
Hướng dẫn giải
• Cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm:
- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.
- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.
- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 5 cm.
- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 5 cm.
• Làm tương tự để vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm:
- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.
- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.
- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 5 cm.
- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 5 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm:
- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm C.
- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm C vừa chấm.
- Bước 3: Chấm điểm D tại vị trí 7 cm.
- Bước 4: Nối hai điểm C và D ta được đoạn thẳng CD dài 7 cm.
3.7. Giải bài 2 trang 130 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
a) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
b) Đo rồi tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.
Hướng dẫn giải
a) Để tính độ dài đoạn thẳng BC ta lấy độ dài đoạn thẳng AC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.
b) - Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng.
- Độ dài đường gấp khúc MNPQ bằng tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ.
Lời giải chi tiết
a) Độ dài đoạn thẳng BC là:
13 – 6 = 7 (cm)
Vậy độ dài đoạn thẳng BC là 7 cm.
b) Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
5 + 3 + 6 = 14 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc MNPQ là 14 cm.
3.8. Giải bài 3 trang 131 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
Hướng dẫn giải
Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu (hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời) rồi lặp lại như vậy ba lần.
Lời giải chi tiết
Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu (hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời) rồi lặp lại như vậy ba lần.
Do đó, hình thích hợp đặt vào dấu “?” là hình tứ giác màu xanh lá.
Chọn B.
3.9. Giải bài 4 trang 131 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Dùng bao nhiêu hình A để xếp thành hình B?
Hướng dẫn giải
Chia hình B thành các hình tam giác nhỏ A rồi đếm số tam giác nhỏ đó.
Lời giải chi tiết
Chia hình B thành các hình tam giác nhỏ A như sau:
Vậy: Xếp 6 hình A được hình B.
3.10. Giải bài 5 trang 131 SGK Toán 2 tập 1 KNTT
Chọn câu trả lời đúng.
Số hình tam giác có trong hình sau là:
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Hướng dẫn giải
Đếm các hình tam giác đơn trước, sau đó gộp một số hình tam giác đơn thành hình tam giác mới.
Lời giải chi tiết
Ta kí hiệu các hình tam giác như sau:
Các hình tam giác có trong hình đã cho là:
- Các hình tam giác đơn là: hình (1), hình (2), hình (3).
- Các hình tam giác gồm 2 hình tam giác đơn là: hình gồm (1) và (2), hình gồm (2) và (3).
- Hình tam giác gồm cả ba hình (1), (2), (3).
Vậy có tất cả 6 hình tam giác.
Chọn D.
Luyện tập
Phụ huynh hãy tải cho con ứng dụng HOC247 Kids để con có thể luyện tập nhiều dạng toán hay và lại còn được nhận thêm kim cương để đổi quà nữa nhé!
Nổi bật nhất tuần
Tin liên quan
Bài 75 Ôn tập chung được HỌC247 biên soạn đầy đủ lý thuyết cần nhớ giúp các em học sinh tham khảo đạt nhiều thành tích cao khi học Toán lớp 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các phụ huynh và giáo viên trong quá trình dạy học.
Bài Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng bao gồm chi tiết các lý thuyết cần nhớ, các ví dụ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Việc học các kỹ năng giải Toán khi bắt đầu bước vào lớp 2 là rất quan trọng. Vậy giải Toán như thế nào để phù hợp với tất cả các học sinh, các em có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả. Sau đây là một ví dụ minh họa về bài Ôn tập đo lường, mời các em cùng tham khảo.
Bài học sau đây gồm chi tiết các kiến thức về hình học, đồng thời sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Bài giảng Ôn tập phép nhân, phép chia bên dưới đây được HỌC247 biên soạn chi tiết lý thuyết cần nhớ, sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Bài học Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 của chương trình Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức được HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em học sinh học tập tốt môn Toán lớp 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các phụ huynh và giáo viên trong quá trình dạy học. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.