Giải Toán lớp 2 Bài 46 Luyện tập chung trang 92 SGK Cánh diều tập 1
Giải Toán lớp 2 Bài 46 Luyện tập chung trang 92 SGK Cánh diều tập 1
Bài Luyện tập chung là một trong những bài học quan trọng trong chương trình Toán 2 sách Cánh Diều. HỌC247 đã biên soạn chi tiết về lý thuyết cần nhớ và bài tập minh hoạ, giúp các em học sinh nắm được nội dung về hình học phẳng. Sau đây mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
Giải Toán lớp 2 Bài 46 Luyện tập chung trang 92 SGK Cánh diều tập 1
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình tứ giác
- Quan sát ảnh vẽ, phân biết hình tứ giác
- Đếm các hình đơn.
- Đếm các hình được ghép từ các hình đơn
- Tính tổng các hình vừa tìm được và trả lời.
- Tìm các hình ảnh thực tế mà em biết có dạng hình tứ giác
1.2. Điểm – Đoạn thẳng
- Hiểu và nhận biết được điểm và đoạn thẳng
- Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.
- Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.
1.3. Đường thẳng - Đường cong - Đường gấp khúc
a) Xác định hình cho trước có phải một đường thẳng hay không.
Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không.
- Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.
- Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.
b) Xác định ba điểm thẳng hàng
- Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.
- Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:
+) Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)
+) Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.
c) Đọc tên đường gấp khúc có trong hình vẽ
Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.
1.4. Độ dài đường thẳng - Độ dài đường gấp khúc
- Dùng thước có vạch chia Xăng-ti-mét đo dộ dài của các đoạn thẳng
- Nắm được cách tính độ dài đường gấp khúc.
Độ dài đường gấp khúc ABCD
Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB, BC và CD.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Chỉ ra các mảnh bìa hình tứ giác trong hình sau:
Hướng dẫn giải
Các mảnh bìa hình tứ giác là: mảnh 1, mảnh 5, mảnh 7, mảnh 8, mảnh 10.
Câu 2:
a) Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCD sau:
b) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 8 cm.
Hướng dẫn giải
a) Em dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ty-mét để đo độ dài các đoạn thẳng, em đo được:
AB = 4 cm
BC = 5 cm
CD = 7 cm
Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng AB, BC và CD nên độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng trên:
4 + 5 + 7 = 16 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 16 cm.
b) Em vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 8 cm như sau:
+ Em đánh dấu điểm M bất kì trên vở.
+ Em đặt thước có chia xăng-ti-mét sao cho điểm M trùng với vạch chia số 0 của thước, sau đó kẻ thẳng theo thước đến vạch chia số 8, em đánh dấu điểm N trùng với vạch chia số 8 trên thước.
Em được đoạn thẳng MN dài 8 cm.
3. Bài tập SGK
3.1. Giải bài 1 trang 92 SGK Toán 2 tập 1 CD
Chỉ ra các mảnh bìa hình tứ giác trong hình sau:
Hướng dẫn giải
Tìm các mảnh bìa hình tứ giác dựa vào hình dạng và đặc điểm của hình tứ giác: hình tứ giác là hình có 4 cạnh.
Lời giải chi tiết
Trong các mảnh bìa đã cho, các mảnh bìa hình tam giác là mảnh bìa số1, mảnh bìa số 5, mảnh bìa số 7, mảnh bìa số 8 và mảnh bìa số 10.
3.2. Giải bài 2 trang 92 SGK Toán 2 tập 1 CD
Nêu tên ba điểm thẳng hàng trong hình sau (dùng thước thẳng để kiểm tra):
Hướng dẫn giải
Dùng thước thẳng để kiểm tra, nếu ba điểm cùng nằm trên 1 cạnh của thước thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng với nhau.
Lời giải chi tiết
Ta có hình vẽ như sau:
Bộ ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ đã cho là:
- Ba điểm A, O, B thẳng hàng.
- Ba điểm A, E, C thẳng hàng.
- Ba điểm O, E, D thẳng hàng.
- Ba điểm B, C, D thẳng hàng.
Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.
3.3. Giải bài 3 trang 92 SGK Toán 2 tập 1 CD
a) Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCD sau:
b) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 8 cm.
Hướng dẫn giải
a) - Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.
- Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.
b) • Cách vẽ đoạn thẳng MN dài 8 cm:
- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm M.
- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm M vừa chấm.
- Bước 3: Chấm điểm N tại vị trí 8 cm.
- Bước 4: Nối hai điểm M và N ta được đoạn thẳng MN dài 8 cm.
Lời giải chi tiết
a) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đoạn thẳng ta được kết quả như sau:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
4 cm + 5 cm + 7 cm = 16 cm
b) Vẽ đoạn thẳng MN dài 8 cm:
- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm M.
- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm M vừa chấm.
- Bước 3: Chấm điểm N tại vị trí 8 cm.
- Bước 4: Nối hai điểm M và N ta được đoạn thẳng MN dài 8 cm.
3.4. Giải bài 4 trang 93 SGK Toán 2 tập 1 CD
So sánh độ dài quãng đường màu xanh và quãng đường màu đỏ trong hình sau:
Hướng dẫn giải
Quan sát hình vẽ, đếm xem độ dài mỗi quãng đường bằng mấy cạnh ô vuông nhỏ, sau đó so sánh độ dài hai quãng đường đó.
Lời giải chi tiết
Quãng đường màu xanh gồm 16 cạnh ô vuông nhỏ.
Quãng đường màu đỏ gồm 16 cạnh ô vuông nhỏ.
Vậy: quãng đường màu xanh bằng quãng đường màu đỏ.
3.5. Giải bài 5 trang 93 SGK Toán 2 tập 1 CD
Ba mảnh bìa màu xanh dưới đây không thể ghép được hình nào trong các hình sau?
Hướng dẫn giải
Học sinh có thể quan sát và dự đoán xem ba mảnh bìa màu xanh sẽ ghép được hình nào và không thể ghép được hình nào trong các hình đã cho, hoặc học sinh có thể cắt các mảnh bìa có kích thước như hình vẽ rồi xếp các mảnh bìa xem được hình nào trong các hình đã cho.
Lời giải chi tiết
Từ ba mảnh bìa màu xanh ta ghép được hình 1 và hình 3:
Vậy từ ba mảnh bìa màu xanh không thể ghép được hình 2.
Luyện tập
Phụ huynh hãy tải cho con ứng dụng HOC247 Kids để con có thể luyện tập nhiều dạng toán hay và lại còn được nhận thêm kim cương để đổi quà nữa nhé!
Nổi bật nhất tuần
Tin liên quan
Bài Ôn tập chung trang 96 bên dưới đây được HOC247 biên soạn chi tiết lý thuyết cần nhớ, sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2 Cánh Diều. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Bài học Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất được HOC247 biên soạn nhằm giúp các em học sinh học tập tốt môn Toán lớp 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các phụ huynh và giáo viên trong quá trình dạy học. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Bài giảng Ôn tập về phép tính trong phạm vi 1000 (tiếp theo) là một trong những bài học quan trọng trong chương trình Toán lớp 2 Cánh Diều. HOC247 đã biên soạn chi tiết về lý thuyết cần nhớ và bài tập minh hoạ, giúp các em học sinh nắm được nội dung bài học. Sau đây mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo.
Bài giảng Ôn tập về phép tính trong phạm vi 1000 được HOC247 biên soạn đầy đủ lý thuyết theo khung chương trình chuẩn giúp các em học sinh tham khảo đạt nhiều thành tích cao khi học Toán lớp 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các phụ huynh và giáo viên trong quá trình dạy học.
Bài Em vui học toán bao gồm chi tiết các lý thuyết cần nhớ, đồng thời sử dụng các ví dụ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2 Cánh Diều. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Việc học các kỹ năng giải Toán khi vào lớp 2 là rất quan trọng. Vậy giải Toán như thế nào để phù hợp với tất cả các học sinh, các em có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả. Sau đây là bài Em ôn lại những gì đã học, mời các em cùng tham khảo.