Tập đọc: Người công dân số Một Tiếng Việt 5 tập 2
Tập đọc: Người công dân số Một Tiếng Việt 5 tập 2
Bài giảng Tập đọc: Người công dân số Một trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh Lớp 5 rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một câu chuyện kể về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
Tập đọc: Người công dân số Một Tiếng Việt 5 tập 2
1. Hướng dẫn luyện đọc
1.1. Luyện đọc
- Đọc đúng các từ khó: Xóm Chiếu, Sài Gòn, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng rõ ràng mạch lạc, đọc đúng giọng nhân vật, thể hiện được lời của nhân vật:
- Người dẫn chuyện: to, rõ ràng, mạch lạc.
- Anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng.
- Anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình.
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.
1.2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
+ Anh Thành (Nguyễn Tất Thành): tên Bác Hồ thời trẻ.
+ Phắc-tuya: hóa đơn.
+ Trường Sa-xơ-lu Lô-ba: một trường học ở Sài Gòn hồi đầu thế kỉ XX dành cho con cái người Pháp và những gia đình Việt Nam khá giả.
+ Đốc học: người phụ trách giáo dục ở một tỉnh, thành phố thời trước.
+ Nghị định: văn bản của cơ quan hành chính cấp cao quy định những điều cần thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể.
+ Giám đốc: người đứng đầu nước Pháp lúc đó.
+ Phú Lãng Sa: nước Pháp.
+ Vào làng Tây: nhập quốc tịch Pháp (trở thành công dân Pháp).
+ Đèn hoa kì: đèn dầu hỏa nhỏ, có bấc tròn.
+ Đèn tọa đăng: đèn để bàn loại to, thắp bằng dầu hỏa.
+ Chớp bóng: chiếu phim.
- Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- Luyện đọc diễn cảm:
Lê: - Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.
Thành: - Có lẽ thôi, anh ạ!
Lê: - Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng.Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào…(Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.
Thành: - Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống…
Lê: - Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì?
Thành: -Anh Lê này! Anh học trường
Sa-xơ-lu Lô-ba… thì…ờ… anh là người nước nào?
2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
2.1. Câu 1 trang 6 sgk Tiếng Việt 5
Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
Trả lời:
Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn
2.2. Câu 2 trang 6 sgk Tiếng Việt 5
Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Trả lời:
Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:
- Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
- Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...
Làm chủ ngôn ngữ lập trình để rèn tư duy logic với nhiều hủ đề đa dạng từ tạo câu chuyện đến lập trình game.
2.3. Câu 3 trang 6 sgk Tiếng Việt 5
Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
Trả lời:
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:
- Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
- Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
- Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?
- Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.
- Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.
- Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
2.4. Câu 4 trang 6 sgk Tiếng Việt 5
Phân vai, dọc diễn cảm đoạn kịch trên.
3. Tổng kết
Thông qua bài giảng Tập đọc: Người công dân số Một, các em cần nắm được:
- Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng kể diễn cảm, thể hiện được lời của nhân vật.
- Đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời của nhân vật.
- Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
- Nắm được những ý chính của câu chuyện: tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Luyện tập
Phụ huynh hãy tải cho con ứng dụng HOC247 Kids để con có thể luyện tập nhiều dạng toán hay và lại còn được nhận thêm kim cương để đổi quà nữa nhé!
Khóa học Online
Nổi bật nhất tuần
Tin liên quan
Qua bài giảng Tập làm văn: Trả bài văn tả người trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 tự nhận xét về bài văn tả người của mình. Đồng thời, biết rút kinh nghiệm và viết lại một số đoạn văn theo cách khác hay hơn. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!
Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 nắm được để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép ta có thể nối chúng bằng: một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Đồng thời, biết cách tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu.
Qua bài Kiểm tra viết Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 biết cách lập chương trình hoạt động theo những mục đích khác nhau. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!
Bài giảng Tiếng rao đêm trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một câu chuyện có nội dung: Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu một em bé thoát nạn.
Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung kể về một việc làm của người công dân. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!
Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 biết ghép từ công dân với những từ khác để tạo thành những cụm từ có nghĩa. Đồng thời, dựa vào những kiến thức đã được học để viết một đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.