Tiếng Việt lớp 5
Tiếng Việt lớp 5
Hệ thống bài học chương trình SGK Tiếng Việt lớp 5 được HOC247 Kids biên soạn dưới đây sẽ hỗ trợ các bé học tập hiệu quả, nắm vững kiến thức để vượt qua kỳ thi chuyển cấp từ Lớp 5 lên Lớp 6. Với nội dung chi tiết kết hợp hình ảnh minh họa sinh động trong từng bài học hứa hẹn sẽ mang đến cho các bạn nhỏ những kiến thức hữu ích. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Tiếng Việt 5
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Tiếng Việt 5
2.1. Chú ý lắng nghe bài giảng của thầy cô dạy trên lớp
2.2. Luôn luôn chuẩn bị trước bài tại nhà
2.3. Luyện tập thật nhiều là điều tiên quyết
2.4. Học tiếng Việt dựa theo sơ đồ tư duy
2.5. Đa dạng dạng bài tập, đề thi thử
3. Những lưu ý để học tốt môn Tiếng Việt 5
Tiếng Việt lớp 5
1. Giới thiệu bài học Tiếng Việt 5
- Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 SGK về cơ bản các bé sẽ được ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học ở các lớp dưới, bổ sung thêm một số bài học mới như cấu tạo của tiếng, từ đơn, từ phức, cấu tạo của câu,...
- HOC247 Kids xin giới thiệu đến quý ba mẹ và các bé trọn bộ nội dung các bài giảng Tiếng Việt 5 đầy đủ, chi tiết nhất. Nhằm giúp các bạn nhỏ hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học phù hợp nội dung bài học. Từ đó đạt được những thành tích cao trong học tập.
- Về cơ bản thì khi học tiếng việt Lớp 5 tập 1 đa phần ôn lại các kiến thức của các lớp thấp hơn, xem như củng cố lại kiến thức.
- Đồng thời, khi học tiếng Việt lớp 5 tập 2 bé sẽ được làm quen với nhiều dạng bài tập nâng cao và kiến thức mới. Đây chính là nền tảng quan trọng để có thể thi chuyển cấp.
- Vậy nên, với các bé đã nắm vững được nền tảng tiếng Việt từ các lớp thấp hơn thì cũng sẽ không quá khó khi học tiếng Việt lớp 5. Ngược lại nếu bé xem tiếng Việt lớp 5 như một kiến thức mới thì cũng sẽ có chút khó khăn khi theo học.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Tiếng Việt 5
2.1. Chú ý lắng nghe bài giảng của thầy cô dạy trên lớp
- Dù học môn tiếng Việt theo phương pháp nào đi chăng nữa, việc chú ý, lắng nghe, ghi nhớ, ôn tập những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trên lớp rất quan trọng. Vì đó chủ yếu là phần trọng tâm của bài học để giúp các bé hiểu rõ kiến thức mới, luyện tập và củng cố kiến thức cố.
- Tuy nhiên, khi học trên lớp thường sĩ số lớp đông, thời lượng mỗi tiết học tiếng Việt ít nên tốc độ thầy cô giảng sẽ nhanh hơn nên dễ khiến nhiều bé không theo kịp được bài học.
- Chính vì vậy, việc tập trung nghe giảng là yếu tố cần thiết để giúp các con có thể bắt kịp và nắm được kiến thức quan trọng trong bài giảng của thầy cô. Khi nghe, ghi chép và hiểu lời thầy cô giảng sẽ giúp bé học kiến thức nhanh hơn, từ đó việc em học tiếng Việt lớp 5 cũng sẽ bớt khó hơn.
2.2. Luôn luôn chuẩn bị trước bài tại nhà
- Lượng kiến thức tiếng Việt lớp 5 nội dung học khá nhiều, nhưng thời lượng mỗi tiết học trên trường không nhiều. Nên thầy cô không thể hướng dẫn bé cặn kẽ, chi tiết và thậm chí có nhiều phần sẽ lướt qua khá nhanh.
- Vậy nên, việc chuẩn bị trước bài học ở nhà sẽ dễ dàng giúp bé bắt kịp kiến thức mới trên lớp. Qua đó sẽ giúp con tiếp thu bài tốt hơn khi thầy cô giảng trên lớp. Nếu có kiến thức nào chưa hiểu nên ghi chép lại và hỏi lại giáo viên để đảm bảo không bỏ lỡ bài học nào.
2.3. Luyện tập thật nhiều là điều tiên quyết
- Trong môn tiếng Việt lớp 5 SGK được chia thành 2 phần là tập làm văn và luyện từ và câu. Vậy nên để làm tốt 2 kiến thức này, đòi hỏi bé phải luyện tập nhiều mỗi ngày.
- Việc luyện tập ở đây có thể bằng việc chăm chỉ đọc sách hơn để bổ sung thêm vốn từ cho mình, thử sức với nhiều bài tập ngoài SGK, luyện làm đề thi khi rảnh, mạnh dạn giao tiếp nhiều hơn để biết cách đặt câu, làm văn….
2.4. Học tiếng Việt dựa theo sơ đồ tư duy
- Việc lên sơ đồ tư duy trước khi học là phương pháp học hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng và hướng dẫn bé học.
- Đối với môn tiếng Việt lớp 5, bố mẹ có thể hướng dẫn con viết những kiến thức quan trọng, nội dung chính vào tờ giấy, sau đó tiến hành vẽ bất kỳ hình ảnh nội dung vừa ghi vào để con cảm thấy thích thú và ấn tượng.
- Tiếp đó, hãy cùng bé liệt kê ra những kiến thức xoay quanh bài học trọng tâm đó thành nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh có thể tô màu hay trang trí theo sở thích của bé.
- Mục đích của việc xây dựng sơ đồ tư duy này chính là giúp con biết được những kiến thức mình phải học, cũng như giúp ghi nhớ bài học tốt hơn, có hệ thống kiến thức đã được học để từ đó bé sẽ dễ dàng vận dụng trong quá trình học tập một cách hiệu quả nhất.
2.5. Đa dạng dạng bài tập, đề thi thử
- Thay vì chỉ học và làm bài tập trên SGK theo yêu cầu của thầy cô, hãy tạo cơ hội để bé được làm quen và thử sức với nhiều dạng bài tập ở nhiều nguồn khác nhau như sách tiếng Việt nâng cao, internet hay các dạng đề thi thử.
- Chính điều này sẽ giúp bé không cảm thấy nhàm chán trong quá trình ôn tập, cũng như để nâng cao khả năng học bộ môn này của bé tốt hơn.
3. Những lưu ý để học tốt môn Tiếng Việt 5
3.1. Tìm hiểu bài và soạn bài trước ở nhà
- Đọc các văn bản, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau văn bản đó theo cách hiểu của bản thân (không cần dùng sách học tốt). Đọc các định nghĩa, ghi nhớ trong sách giáo khoa để nắm bắt nội dung chính.
- Đánh dấu phần khó hiểu để lên lớp tập trung nghe thầy, cô giảng rõ hơn.
3.2. Học trên lớp
- Đặc biệt tập trung chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài.
- Ghi nhớ, nắm bắt được nội dung chính bài học, cách làm bài để vận dụng làm bài, trả lời câu hỏi.
- Đánh dấu, gạch chân, khoanh vùng những định nghĩa, nội dung, câu dẫn chứng chủ chốt trong bài học để về nhà có thể xem, học lại dễ dàng và tìm hiểu sâu hơn.
- Chép bài đầy đủ, chính xác. Sử dụng cách viết bài, trình bày hợp lý, khoa học để dễ học thuộc bài.
- Chép, ghi nhớ lại những điều thầy cô giảng giải thêm, rộng hơn với những kiến thức bổ sung cho học sinh vào sổ tay, vở nháp, … nhằm về nhà tự luyện tập và tìm hiểu.
- Sẵn sàng trình bày thắc mắc với thầy cô để thầy cô giải đáp.
- Tích cực tham gia hoạt động phát biểu ý kiến trong nhóm, tự tin trình bày trước lớp để rèn luyện kĩ năng nói, học hỏi, trau dồi.
Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.
3.3. Học bài cũ
Tìm hiểu đọc thêm những bài tham khảo, bài thơ, văn bản hay cách làm, ví dụ khác để củng cố kiến thức, bổ sung thêm những nguồn kiến thức hay khác nhằm nâng cao trình độ.
Tin liên quan
Qua bài giảng Tập làm văn: Trả bài văn tả người trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 tự nhận xét về bài văn tả người của mình. Đồng thời, biết rút kinh nghiệm và viết lại một số đoạn văn theo cách khác hay hơn. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!
Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 nắm được để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép ta có thể nối chúng bằng: một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Đồng thời, biết cách tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu.
Qua bài Kiểm tra viết Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 biết cách lập chương trình hoạt động theo những mục đích khác nhau. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!
Bài giảng Tiếng rao đêm trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một câu chuyện có nội dung: Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu một em bé thoát nạn.
Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung kể về một việc làm của người công dân. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!
Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 biết ghép từ công dân với những từ khác để tạo thành những cụm từ có nghĩa. Đồng thời, dựa vào những kiến thức đã được học để viết một đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.