Văn kể chuyện
Văn kể chuyện lớp 5
Để các bé có thể học tốt hơn môn Tập làm văn lớp 5, HOC247 Kids xin gửi đến ba mẹ và các bạn nhỏ hệ thống bài Văn mẫu lớp 5 về dạng văn kể chuyện với những bài văn mẫu tuyển chọn dưới đây. Hi vọng rằng các bé sẽ có nguồn tài liệu viết bài văn kể chuyện hiệu quả nhất. Mời các bạn nhỏ cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài văn kể chuyện lớp 5
2. Những yêu cầu khi làm bài văn kể chuyện lớp 5
3. Các dạng của bài văn kể chuyện lớp 5
3.1. Kể về sự vật, hiện tượng, con người
3.2. Kể tóm tắt một tác phẩm, một câu chuyện
4. Các bước tiến hành viết bài văn kể chuyện lớp 5
5. Cách để đạt điểm cao bài kể chuyện lớp 5
5.1. Xác đúng dạng bài văn mà đề yêu cầu
Văn kể chuyện
1. Giới thiệu bài văn kể chuyện lớp 5
Ở lớp 5, nhiều bé còn lo lắng, bỡ ngỡ với những kiến thức về văn kể chuyện. Nắm bắt được những khó khăn đó, HOC247 Kids đã tổng hợp và chia sẻ đến các em Hệ thống bài văn mẫu lớp 7 với những bài văn kể chuyện hay nhất, sáng tạo nhất. Tin rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em học tập, ôn luyện hiệu quả.
2. Những yêu cầu khi làm bài kể chuyện lớp 5
- Những yêu cầu chính của bài văn kể chuyện, trước tiên là phải có một câu chuyện để kể. Câu chuyện có thể đơn giản chỉ có một tình tiết, có thể phức tạp với nhiều tình tiết. Diễn biến câu chuyện phải tự nhiên, hợp lý, thú vị, hấp dẫn.
- Có thể là người, cũng có thể là loài vật hoặc vật vô tri. Tính cách nhân vận được bộc lộ trong quá trình diễn biến của câu chuyện, qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, ý nghĩ… của nhân vật. Câu chuyện phải có kịch tính (tình huống), sự kiện và diễn biến theo thời gian hoặc không gian. Câu chuyện có thể hoàn toàn có thật, có thể do hư cấu, tưởng tượng nhưng phải hợp lý, phản ánh sự thật của đời sống, phù hợp với qui luật của cuộc sống. Từ câu chuyện phải toát ra một vấn đề bổ ích trong đời sống, giúp người đọc rút ra một đề nghị về cách sống, một bài học về tư tưởng, tình cảm…
- Người viết không được tự mình xen vào câu chuyện, tự mình phát biểu cảm nghĩ trong khi kể (trừ những chuyện mà người viết cũng chính là một nhân vật) mà để cho câu chuyện tự nó nói lên.
- Xác định được ngôi kể: Có thể là ngôi kể thứ nhất, thứ ba.
- Bài văn kể chuyện phải có bố cục rõ ràng, trật tự sự kiện, sự việc được sắp xếp hợp lí. Câu chuyện diễn ra tự nhiên, không bị tác động hoặc sắp xếp theo ý muốn chủ quan của người viết. trong bài văn kể chuyện, người viết có thể vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau để làm câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn nhưng phải phù hợp với bối cảnh câu chuyện đang diễn ra nhằm gây được sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.
3. Các dạng của bài văn kể chuyện lớp 5
3.1. Kể về sự vật, hiện tượng, con người
- Với dạng đề này các em cần xác định đúng đối tượng mà mình sẽ tiến hành viết bài văn tự sự. Tránh nhầm lẫn đối tượng này với đối tượng khác dẫn đến lạc đề.
- Bố cục bài văn của dạng đề này cũng như những dạng đề khác, nó có ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài:
+ Mở bài: Giới thiệu về sự vật, hiện tượng, con người…
+ Thân bài:
Kể về những kỉ niệm vui hoặc buồn đối với sự vật, hiện tượng, con người…
Điều gì luyến tiếc, hối hận,…
+ Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em với sự vật, hiện tượng, con người…
Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.
3.2. Kể tóm tắt một tác phẩm, một câu chuyện
- Với dạng đề này điều đầu tiên các em cần phải đọc kĩ tác phẩm, câu chuyện. Sau đó, xác định được những nội dung chính mà tác phẩm, câu chuyện đã nêu.
- Khi kể các em phải dựa vào hoàn toàn tác phẩm, câu chuyện đã cho, không được thêm thắt những chi tiết sáng tạo.
- Kể theo đúng trình tự, không được thay đổi trình tự.
- Rút ra được ý nghĩa của tác phẩm, câu chuyện được kể.
4. Các bước tiến hành viết bài văn kể chuyện lớp 5
Bài văn tự sự còn có tên gọi khác chính là bài văn kể chuyện. Khi tiến hành viết bài văn tự sự các em cần lần lượt thực hành theo các bước dưới đây:
- Tìm ý:
+ Chuyện xảy ra trong trường hợp nào?
+ Chuyện kể về ai?
+ Nhân vật nào là chính?
+ Tính cách, tâm lý các nhân vật đó như thế nào?
+ Vấn đề của câu chuyện là vấn đề gì?
+ Vấn đề đó có quan hệ như thế nào tới đời sống?
+ Vấn đề đó sẽ được bộc lộ qua nhân vật nào, ở hành động nào của nhân vật, qua tình tiết nào của câu chuyện?
+ Chuyện có những tình tiết nào?
+ Tình tiết nào là chính, là quyết định?
- Xây dựng tình huống: Câu chuyện có hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hay không là do tình huống truyện quyết định. Không có tình huống, câu chuyện trở nên đơn điệu, nhàm chán. Tình huống truyện có thể là một sự kiện, một sự cố gây cấn, quyết liệt hoặc bất ngờ.
- Sắp xếp ý chính: Bắt đầu như thế nào cho hấp dẫn? Nhân vật nào cần xuất hiện đầu tiên? Xuất hiện trong hoàn cảnh như thế nào? Cần giới thiệu gì ban đầu về nhân vật? Diễn biến của câu chuyện lần lượt qua từng tình tiết và hành động của nhân vật. Phải lưu ý sự hợp lý trong trình tự các tình tiết, đồng thời coi trọng yếu tố bất ngờ, hấp dẫn của câu chuyện. Kết thúc câu chuyện bằng tình tiết làm bộc lộ trọn vẹn vấn đề của câu chuyện.
- Diễn đạt thành bài văn: Lời văn kể chuyện phải thay đổi cho phù hợp từng lúc kể, tả cảnh, tả người, diễn tả tâm trạng… Ngoài lời người kể, trong chuyện kế còn có lời nhân vật. Lời nhân vật phải phù hợp với tính cách nhân vật và hoàn cảnh mà nhân vật đang sống.
Làm chủ ngôn ngữ lập trình để rèn tư duy logic với nhiều hủ đề đa dạng từ tạo câu chuyện đến lập trình game.
5. Cách để đạt điểm cao bài văn kể chuyện lớp 5
5.1. Xác đúng dạng bài văn mà đề yêu cầu
Một bài văn nghị luận văn học được đánh giá là hay thì trước hết phải viết đúng chủ đề và phải bám sát vào đề yêu cầu nội dung như thế nào? Các luận điểm phải nêu bật được chủ đề chính của bài văn. Một vấn đề đặc biệt quan trọng mà các em phải lưu ý trong quá trình học và viết văn là phải làm sao để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nghĩa là phải dùng từ sao cho chuẩn, có nghĩa và dễ hiểu. Ngoài ra trong quá trình viết văn đảm bảo bài văn đúng chủ đề, đầy đủ ý, các câu văn và đoạn văn mạch lạc, có sự liên kết với nhau, muốn bài văn thu hút được người đọc người nghe thì cần phải có khâu lập dàn ý. Việc lập dàn ý có thể làm phác thảo nhanh trên giấy, còn với những học sinh có kỹ năng và năng khiếu viết văn tốt thì có thể lập dàn ý trước ở trong đầu. Tránh trường hợp đặt bút viết bừa theo cảm hứng sẽ khiến bài văn bị lan man, dễ lạc đề.
5.2. Đọc nhiều bài văn khác nhau để trau dồi vốn từ
Với trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn, thầy Nguyễn Phi Hùng cho rằng một trong những vấn đề mấu chốt giúp học sinh viết văn hay cũng như có khả năng cảm thụ tốt đó là nhờ vào vốn từ ngữ phong phú. Bên cạnh đó học sinh phải có vốn hiểu biết rộng, nghĩa là phải biết quan sát đời sống xung quanh, các hiện tượng thực tế và từ đó suy ngẫm về chúng để tích lũy vốn sống cho mình. Thầy Hùng chia sẻ: “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, văn chương được cấu tạo từ chất liệu là từ ngữ, các câu văn và các đoạn văn. Do đó để viết văn hay thì chúng ta cần phải có sự tích lũy vốn từ ngữ sao cho thật phong phú và giàu có. Để tích lũy vốn từ ngữ một cách bài bản, đầy đủ và có hệ thống thì thầy khuyên các con phải đọc thường xuyên. Đọc để biết cách dùng từ, các cấu trúc câu hay cách diễn đạt ấn tượng, vì thế khi đọc chúng ta phải có ý thức tìm hiểu và gom góp vốn từ thì những từ ngữ đó mới lưu lại trong đầu của mình.” Vì vậy trong quá trình đọc học sinh cần lựa chọn nên đọc cái gì, với học sinh thì nên ưu tiên đọc sách về tác phẩm văn học để tiếp thu kiến thức, vốn từ cũng như gia tăng khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Ngoài ra để mở rộng phạm vi vốn từ ngữ thì học sinh nên đọc thêm báo, tạp chí và sách tham khảo liên quan đến văn học; thường xuyên xem thời sự để cập nhật các vấn đề mới của xã hội.
Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.
5.3. Luyện tập viết nhiều
Để viết văn tốt, tiến bộ nhanh thì học sinh phải thường xuyên luyện tập, viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp tăng vốn từ cũng như khả năng diễn đạt, kết hợp các phương pháp làm văn thuần thục hơn. Đặc biệt, trong quá trình viết, các em cũng thấy được những hạn chế của bản thân để khắc phục, triển khai bài tốt hơn trong các bài viết sau.
Tin liên quan
Tài liệu Top 20 bài văn mẫu Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn lớp 5 hay nhất dưới đây đã được HOC247 Kids sưu tầm và tổng hợp từ những bài văn mẫu hay nhất của học sinh trên cả nước nhằm giúp các bạn nhỏ có thêm nhiều ý tưởng mới để viết một bài văn kể chuyện hay và sáng tạo. Chúc các bé sẽ có được những bài văn thật hay nhé!